Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cafe

Trong bối cảnh ngày càng tăng cường ý thức về bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, việc áp dụng phương pháp gieo và chăm sóc cây cà phê theo hướng organic và nguyên chất trở nên ngày càng quan trọng. Bài viết này, Today Coffee sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước, từ việc gieo hạt cà phê đến quá trình chăm sóc cây trưởng thành, tất cả đều được thực hiện theo phương pháp tự nhiên và nguyên chất. Hãy cùng nhau khám phá những ưu điểm của việc áp dụng phương pháp này, từ việc bảo vệ môi trường đến việc tạo ra những hạt cà phê chất lượng cao với hương vị đặc trưng.

1. Lợi ích của việc sử dụng phương pháp organic khi trồng và chăm sóc cây cà phê

Hiện nay, mặt hàng cà phê không còn xa lạ và đang được phát triển rộng rãi. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp trồng và chăm sóc cây cà phê theo hướng organic và nguyên chất không chỉ mang lại những lợi ích về môi trường và sức khỏe. Đồng thời, còn tạo ra những hạt cà phê với chất lượng với hương vị đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích cà phê chất lượng và bền vững.

1.1 Tác động đến con người, môi trường

  • Sức khỏe con người: Việc tránh hóa chất hóa học giúp đảm bảo rằng cà phê không chứa dư lượng hóa chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Bảo vệ môi trường: Phương pháp organic loại bỏ sự sử dụng hóa chất độc hại, giảm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sinh quyển.
  • Tăng độ phì nhiêu của đất: Sử dụng phân hữu cơ và các phương pháp hữu cơ khác giúp tăng cường độ phì nhiễm của đất, làm giàu chất dinh dưỡng và duy trì sự cân bằng sinh học.

1.2 Chất lượng và hương vị đặc trưng của hạt cà phê

  • Hương vị tự nhiên: Cây cà phê được trồng theo phương pháp nguyên chất thường giữ lại hương vị đặc trưng của địa phương, tạo ra cà phê có độ phong phú và độc đáo.
  • Chất lượng thành phẩm: Cà phê nguyên chất thường được đánh giá cao về chất lượng, do không có ảnh hưởng tiêu cực từ các phương pháp nông nghiệp công nghiệp.

2. Cách trồng và chăm sóc cây cà phê từ nguyên liệu organic của Today Coffee

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải ở trong vùng trồng thích hợp và đất trồng phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Các loại đất Bazan, pooc phia, granit, gnei phiến thạch sét đều trồng được cà phê chè nếu có những tiêu chuẩn sau đây:

  • Tầng dầy trên 70cm, độ xốp trên 60%, hàm lượng hữu cơ trên 2,5%, độ chua pHKCL > 4,5. Mực nước ngầm cách mặt đất 1m, độ dốc dưới 200.
  • Đất đã trồng các cây lâm nghiệp, cây ăn quả hết nhiệm kỳ kinh tế, vườn cà phê già cỗi… muốn sử dụng trồng mới cà phê phải bày bừa, rà rễ, đưa hết tàn dư thực vật đem huỷ rồi trồng cải tạo đất 3 – 4 vụ liên tục bằng cây họ đậu, xử lý an toàn sâu bệnh mới được trồng cà phê.

2.2. Thiết kế vườn cây trồng

  • Nếu khu đất có diện tích lớn, địa hình ít phân cắt cần thiết kế thành từng khoảnh 10-15ha, chiều dài theo đường đồng mức. Trong khoảnh chia ra từng lô khoảng 1ha (50 x 200m).
  • Nếu diện tích đất hẹp, địa hình phân cắt mạnh thì chia lô theo đường phân cách của địa hình, giữa các lô theo địa hình xây dựng các đường phân lô rộng 2 – 3m theo đường đồng mức. Thiết kế hàng cà phê theo đường đồng mức nếu trồng trên đất dốc. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống và độ dốc.

2.3. Đào hố và ủ phân trong hố

Đào hố phải hoàn thành trước khi trồng mới ít nhất là 2 tháng.

  • Đối với cà phê chè kích thước hố thích hợp 40cm x 40cm x 50cm.
  • Ủ trộn phân: Sau đào hố khoảng 1 tháng, lấy phân hữu cơ trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, lấp đến đâu dùng chân nén chặt đến đấy. Hỗn hợp đất lân cao hơn miệng hố khoảng 10 – 15cm. Liều lượng phân cho 1 hố: Phân hữu cơ: 10 – 20kg. Nếu không đủ phân chuồng thì dùng cây phân hữu cơ đóng bao.

 

2.4. Trồng cà phê

  • Thời vụ trồng: Bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa, kết thúc trồng trước khi vào mùa khô 1-2 tháng. Trồng tốt nhất từ tháng 6 đến 15/8 hàng năm.
  • Cách trồng: Đất trong hố trồng cà phê cần đảo trộn đều, dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố. Dùng dao rạch và bóc bầu ni lông, cắt xén đáy bầu, nhẹ nhàng đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất, nén chặt, mặt bầu cách mặt đất 10-15cm, mỗi hố trồng 1 cây.
  • Làm bồn: Tiến hành đào bồn chung quanh gốc cây cà phê để hạn chế xói mòn rửa trôi trong mùa mưa và chứa nước tưới trong mùa khô. Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1m, sâu từ 0,15 đến 0,2m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 1-1,5m và sâu từ 0,15 đến 0,2m. Khi vét đất tạo bồn cần hạn chế tối đa gây thương tổn cho rễ cà phê.
  • Tủ gốc: Khi làm bồn xong, dùng rơm, rạ, cỏ tủ gốc, có thể tủ quanh gốc hoặc tủ theo băng với độ dầy từ 10 – 20cm, tủ cách xa gốc khoảng 5 – 10cm để tránh mối làm hại cây. Hàng cà phê phải trồng theo đường đồng mức, kích thước hố tối thiểu là: Dài 40cm, rộng 40cm, sâu 50cm đối với các giống cà phê thấp cây. Dài 50cm, rộng 50cm, sâu 60cm đối với các giống cà phê cao cây.
  • Thiết kế đai rừng kết hợp thiết kế lô khoảnh. Nếu có điều kiện thì trồng đai rừng trước lúc trồng cà phê 1-2 tháng. Trên đỉnh đồi nên trồng cây rừng dày đặc để hạn chế xói mòn.
  • Thiết lập băng chống xói mòn: Trên các địa hình đất quá dốc thì nhất thiết phải trồng băng cây chắn, hạn chế xói mòn. Có thể dùng cỏ Vetiver, trồng theo đường đồng mức, băng nàycách băng kia khoảng 15-20cm.
Trồng cà phê theo hướng organic sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm cuối cùng

2.5. Trồng dặm

Nếu phát hiện thấy cây chết hoặc phát triển kém thì cần trồng dặm. Công việc trồng dặm cần kết thúc trước khi hết mùa mưa từ 1,5 đến 2 tháng, khi trồng dặm chỉ cần móc hố và trồng lại trên các hố có cây chết.

2.6. Xới xáo, làm cỏ

Đối với cà phê KTCB phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Đối với cà phê kinh doanh cần làm sạch cỏ 3-4 lần trong năm trên toàn bộ diện tích. Để diệt trừ các loại cỏ lâu năm, có khả năng sinh sản vô tính như cỏ tranh, cỏ gấu… Hàng năm vào đầu mùa khô phải tiến hành diệt cỏ dại chung quanh vườn cà phê để chống cháy.

2.7. Bón phân

– Phân hữu cơ: Cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khoẻ, lan rộng, yêu cầu nhiều phân bón, mức bón tối thiểu như sau:

  • Năm trồng mới: 10-20kg/hố (bón lót).
  • Thời kỳ kinh doanh: 15-20kg/cây. Định kỳ 3 năm 1 lần, đào rãnh theo chiều rộng của tán, kích thước sâu 0,3-0,4m, rộng 0,3m, dài 1-1,5m. Bón vào rãnh cùng phân lân rồi lấp đất.

– Xử lý vỏ cà phê làm phân bón:

  • Cách làm như sau: Để phân hủy vỏ cà phê tươi ta đắp thành đống rộng 1,2m, cao 1-1,2m, dài 5-10m, các đống cách nhau 1,2m.
  • Để làm thành từng đống, trước hết làm thành từng lớp vỏ dày khoảng 20cm, sau đó rãi 1 lớp phân lân hoặc vôi, nếu có thể thêm 1 ít phân chuồng. Cứ làm thành từng lớp cho đến khi đạt độ cao 1,2m. Sau 25-30 ngày đảo một lần, không nén chặt để cung cấp thêm ôxy cho vi sinh vật phân hủy.
  • Sử dụng vỏ cà phê đã được phân hủy: Bón lót cho trồng mới cà phê, bón cho vườn cà phê kinh doanh, bón cho các cây trồng khác thay phân chuồng.

2.8. Tưới nước

Sau trồng phải chú ý tủ gốc giữ ẩm. Khi cây thiếu nước, cần tưới nước vào mùa khô tưới 3-4 đợt. Mỗi đợt cách nhau 20-25 ngày. Lượng nước tưới tuỳ thuộc vào tuổi cây. Năm trồng mới và 2 năm tiếp theo tưới 200-300m3 /ha/1lần tưới. Các năm kinh doanh cần 400-500m3 /ha/1lần tưới: Riêng đợt tưới cho cây cà phê kinh doanh vào thời điểm mầm hoa đã phát triển đầy đủ cần tưới 600m3/ha/đợt đầu.

2.9. Tạo hình

– Tạo hình cơ bản: Đối với cà phê trồng mật độ dầy > 4.500 cây/ha chỉ để 1 thân cây. Mật độ < 4.000 cây/ha có thể để 2 thân/gốc. Chọn những chồi vượt mọc từ thân, cách gốc 30-50cm để tạo thân mới, cắt bỏ các chồi vượt khác kịp thời, thường xuyên. Việc tạo hình cơ bản là tạo ra thân cây cà phê có những cành cấp I để tạo ra bộ khung của cây cà phê, có 2 cách:

Không bấm ngọn để cây cà phê phát triển tự do theo chiều cao.

  • Có bấm ngọn: Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất, giống, trình độ thâm canh, ngắt bỏ ngọn cà phê ở độ cao thích hợp. Các giống thấp cây, tán bé, khả năng phát triển chiều cao hạn chế như Catimor, Caturra, Catuai thì hảm ngọn 1 lần ở độ cao 1,8m; các giống cao cây như Burbon, Typyca, Mundonovo hảm ngọn 1 lần ở độ cao 1,4m, sau 2-3 năm các cành cơ bản páht sinh cành thứ cấp, các cành thứ cấp bị già cổi thì chọn 1 chồi vượt to khỏa gần đỉnh tán để nuôi tầng thứ 2 và hảm ngọn ở độ cao 1,8m.
  • Tạo hình nuôi quả: Trên cành cấp I cần tạo thêm các cành thứ cấp để các cành này mang quả trong thời kỳ kinh doanh. Chú ý cắt bỏ những cành tăm, cành vòi voi, cành xà gần mặt đất, cành yếu ớt có sâu bệnh. Sau vụ thu hoạch cắt bỏ những cành cấp I yếu ớt không đủ sức phát sinh cành thứ cấp, sinh trưởng kém. Với cành cấp 1 có đoạn gốc tốt, đoạn non yếu ớt, rụng hết là, có biểu hiện khô cành thì củng cắt bỏ. Tỉa bớt cành thứ cấp nếu quá dày. Thông thường trên 1 cành cấp I chỉ để lại tối đa 4-5 cành thứ cấp trên cùng một đốt.
Tạo hình vườn cây cà phê organictiêu chuẩn

3. Kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp tự nhiên

  • Chăm sóc lá cây: Loại bỏ lá cũ và lá bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lan truyền của bệnh. Sử dụng các phương pháp tự nhiên như cayenne pepper để ngăn chặn sự xâm lấn của côn trùng.
  • Quản lý ánh sáng, nhiệt độ: Đặt cây cà phê ở vị trí có ánh sáng đủ và tránh ánh sáng trực tiếp quá nhiều. Đảm bảo rằng cây cà phê không bị quá nhiệt độ, đặc biệt là trong mùa nắng nóng.
  • Chăm sóc gốc cây: Kiểm tra đất xung quanh gốc cây, đảm bảo rằng đất xung quanh gốc cây luôn thoát nước tốt để tránh tình trạng đọng nước. Tránh trồng cây cỏ quá nhiều xung quanh gốc cây để giảm cơ hội cho sự phát triển của sâu bệnh.

4. Bảo quản đất và môi trường xung quanh cây cà phê

  • Tạo lớp đất phủ: Sử dụng lớp phủ đất tự nhiên như cỏ cỏ để giữ ẩm đất và ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
  • Quản lý chất thải: Tái chế chất thải hữu ích từ quá trình chăm sóc cây cà phê để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.
  • Chăm sóc cây gần khu vực cây cà phê: Bảo vệ và duy trì sinh thái xung quanh để hỗ trợ sự cân bằng tự nhiên trong môi trường.

Trồng và Chăm sóc cây cà phê theo hướng organic không chỉ là một quá trình, mà là một hành trình mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Từ quá trình gieo hạt đến chăm sóc cây trưởng thành, mọi bước đều được thực hiện một cách tự nhiên. Điều này sẽ hạn chế tối đa sử dụng chất hóa học khi chăm sóc cây và mang lại chất lượng sản phẩm cuối cùng tốt nhất.